Trong suốt quãng thời gian từ 2019-2021, dịch bệnh bùng phát khắp nơi, nhiều ngành kinh doanh lao đao, đứng trên bờ vực phá sản, nhưng chúng ta có thể thấy ngành kinh doanh bán lẻ – siêu thị mini vẫn tăng trưởng trên 10%. Đây hứa hẹn sẽ là một mảnh đất báu bở cho nhiều nhà đầu tư.
Tuy nhiên ngành kinh doanh nào cũng luôn ẩn chứa những rủi ro. Mở siêu thị mini cần những gì, làm sao để tiết kiệm vốn và đầu tư hiệu quả nhất. hãy cùng Điện lạnh Minh Đông tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn
Chi phí mở siêu thị mini ít nhất cần từ 200 triệu đến 350 triệu tùy từng khu vực nông thôn hay thành phố. Chi phí này không chỉ dành cho thuê mặt bằng, trang thiết bị, giá kệ trưng bày, mà còn là nguồn vốn bắt buộc để nhập hàng hóa ban đầu.
Thuê mặt bằng | 30.000.000 VNĐ ( bao gồm cp thuê và đặt cọc mb) |
Sửa chữa | 100.000.000-150.000.000 VNĐ |
Hàng hóa | 70.000.000-100.000.000VNĐ |
Vận hành, nhân viên | 30.000.000-50.000.000VNĐ |
2. Tìm kiếm mặt bằng
- Vai trò của mặt bằng : Trong kinh doanh, mặt bằng chiếm tới 50% thành công của cửa hàng. Một mặt bằng đẹp, hút khách sẽ đưa bạn tới đích thành công nhanh hơn. Với mô hình siêu thị mini, bạn nên lựa chọn mặt bằng tại chân các tòa chung cư hoặc khu đô thị đông dân cư. Để tiết kiệm chi phí, bạn không nhất thiết phải thuê mặt bằng trên những trục đường chính lớn. Bạn có thể tìm thuê địa điểm ở những ngõ giao thông thuận tiện, lượng người qua lại tương đối.
- Lựa chọn mặt bằng phù hợp: Thứ nhất bạn cần xác định khoảng chi phí đầu tư cho mặt bằng là bao nhiêu. Không nên đầu tư chi phí mặt bằng quá lớn sẽ dễ làm thâm hụt vốn vì thường khi đi thuê, chủ nhà sẽ bắt chúng ta đặt cọc và trả chi phí thuê nhà từ 03-06 tháng. Khoản này sẽ ngốn của bạn kha khá. Sau đó, bạn cần xác định điện tích cần thuê cho phù hợp. Một diện tích quá nhỏ khiến chúng ta khó sắp xếp hàng hóa, khách hàng cảm thấy chật chội, khó khăn khi di chuyển lựa chọn hàng. Ngược lại, với diện tích rộng quá sẽ lãng phí.
3. Sửa sang mặt bằng, lắp đặt thiết bị
Bất kể bạn đang kinh doanh trên mặt bằng sẵn có hay mặt bằng đi thuê thì cũng cần hoàn thiện cửa hàng càng sớm càng tốt. Để việc hoàn thiện được diễn ra trơn tru, trước đó bạn cần có bản thiết kế cửa hàng cụ thể, chi tiết nên đặt các quầy kệ như thế nào để thu hút, khách hàng dễ lựa chọn mua hàng.
Bên cạnh đó bạn cũng cần lên 1 danh sách các trang thiết bị cần thiết như:
- Tủ đông đựng hàng đông lạnh
- Tủ mát bảo quản thịt, cá, đồ tươi sống
- Tủ mát hở trưng bày rau củ quả, đảm bảo cho rau củ luôn tươi ngon khi tới tay khách hàng
- Tủ mát đứng để sữa chua, nước uống lạnh cho khách hàng có thêm sự lựa chọn
- Điều hòa, camera an ninh
Tùy vào những mặt hàng kinh doanh mà cần lên mua những trang thiết bị cụ thể, phù hợp với cửa hàng, kèm theo đó là danh sách một vài nhà cung cấp để lựa chọn đơn vị có giá hợp lý nhất.
Để tiết kiệm chi phí đầu tư, bạn có thể tìm mua các sản phẩm tủ đông, tủ mát, tủ lạnh đã qua sử dụng nhưng vẫn còn tốt, không nên mua những thiết bị đã quá cũ, để tránh tình trạng phải sửa chữa nhiều lần hoặc phải tái đầu tư lại nhanh chóng
4. Nhập hàng về bán
Tìm nguồn hàng đảm bảo, chất lượng, giá tốt và đa dạng nguồn hàng sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho siêu thị mini của bạn. Đặc điểm nổi bật của siêu thị mini là bán rất nhiều hàng hóa, khách hàng khi đã vào siêu thị là muốn mua tổng hợp tất cả các sản phẩm từ thực phẩm đến văn phòng phẩm, đồ gia dụng,… Nên nếu bạn không chú trọng đầu tư đa dạng nguồn hàng sẽ làm cho khách hàng hụt hẫng, rất khó để khách có thể quay trở lại vào lần sau. Ngoài ra, đừng để khách hàng rơi vào trường hợp có hàng nhưng hiện tại đang hết hàng, họ sẽ không lựa chọn siêu thị của bạn là địa chỉ mua hàng hóa đó nữa.
Sau khi nhập hàng về sẽ tiến hành trưng bày hàng lên giá kệ một cách khoa học, sao cho thu hút nhất, tăng tỉ lệ lựa chọn từ khách đến mua hàng nhất. Kết hợp với việc trưng bày hàng là tiến hành nhập danh mục hàng hóa vào phần mềm quản lý bán hàng.
Ngoài ra, bạn phải quan hệ được với rất nhiều nhà cung cấp để khi mối này trục trặc thì sẽ có mối khác thay thế ngay. Tránh trường hợp chỉ lấy hàng 1 chỗ khi có vấn đề xảy ra lại không biết lấy hàng ở đâu.
5. Quản lý
Hàng hóa:Khi nhận hàng từ nhà cung cấp. hãy thực hiện theo các bước sau:
- Kiểm tra đơn đặt hàng và đơn giao hàng
- KIểm tra chương trình khuyế mại và chiết khấu, quà tặng
- Kiểm tra số lượng
- Kiểm tra date
- Kiểm tra sai hỏng
- Kiểm tra tổng tiền
- Và thành toán đơn hàng
Không thực hiện đúng và nghiêm ngặt các bước này, trong quá trình thực hiện quy trình setup siêu thị mini ở phần nhận hàng này cũng lắm rủi ro mà người kinh doanh dễ gặp phải như: Nhà phân phối có thể vô tình hoặc cố ý dựa vào việc chủ mới chưa có kinh nghiệm hay làm sai dẫn đến việc khách hàng thường hay phải chịu thiệt.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng, giúp bạn quản lý nguồn hàng, tồn kho, doanh thu một cách dễ dàng hơn. Cuối ngày/tháng bạn chỉ cần trichcs xuất phần mềm ra là đã biết cửa hàng lỗ, lãi ra sao.
Nhân viên: Một siêu thị mini có thời gian mở cửa hoạt động rất dài ( từ 7h-22h), vì vậy một mình bạn không thể dành hết thời gian để ngồi trông cửa hàng. Bạn có thể thuê 2-3 nhân viên làm xoay ca và quản lý, giám sát nhân viên từ xa bằng phần mềm bán hàng cũng như camera an ninh. Tát các nhân viên trong cửa hàng đều cần được đào tạo về quy cách bán hàng, các mặt hàng cũng như cách tiếp xúc với khách hàng.
6. Xây dựng và quảng bá thương hiệu
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước trên thì bước cuối cùng chính là mở siêu thị, khai trương siêu thị và xây dựng thương hiệu riêng. Có rất nhiều cách để thu hút sự chú ý của mọi người trong ngày mở siêu thị của bạn như chạy các chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn, tặng quà, voucher hoặc nếu quy mô lớn siêu thị lớn bạn có thể thuê các công ty chuyên tổ chức sự kiện để đảm bảo sự chuyên nghiệp hơn.